Đối với những người bạn có kinh nghiệm về quản trị hệ thống, cách để thiết lập một máy chủ chuyên dụng là rất thú vị. Tuy nhiên, đối với một số nhà phát triển và bất kỳ ai mới sử dụng dịch vụ lưu trữ, có thể sẽ cần một hướng dẫn để thực hiện nó.
Bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn khái quát về việc thiết lập một máy chủ chuyên dụng hợp lý cho doanh nghiệp của bạn.
Máy chủ chuyên dụng là gì?
Một máy chủ chuyên dụng là một máy tính được thiết kết với các phần cứng có năng lực xử lý cao được kết nối với internet. Bạn có thể dùng nó để lưu trữ hay cài đặt các phần mền chuyên biệt cho nhu cầu sử dụng của mình.
Với một máy chủ chuyên dụng, bạn có tùy chọn để lựa chọn hệ điều hành và yêu cầu phần cứng cho dự án của bạn.
Khi sử dụng máy chủ, bạn sẽ mong muốn thuê chổ đặt máy chủ giá rẻ ổn định với các chi phí lắp đặt, bảo trì phần cứng, điện, làm mát,.. hợp lý và cơ sở hạ tầng tôt nhất cho hoạt động của máy chủ.
Chọn Máy chủ Chuyên dụng
Bạn cần lưu ý những điều gì để tìm kiếm máy chủ chuyên dụng hợp lý nhất cũng như nhà cung cấp tốt nhất cho mình.
- Yêu cầu phần cứng và hệ điều hành
Yêu cầu chủ yếu cho một máy chủ phần lớn sẽ được xác định dựa trênnhững yêu cầu về phần cứng và hệ điều hành mà máy chủ cần phải có.
Hệ điều hành
Xem xét phần mềm bạn sẽ chủ yếu chạy trên máy chủ và kiểm tra để xem hệ điều hành nào hoạt động tốt nhất cho nó. Windows và Linux là hai lựa chọn chính.
Bạn sẽ cần một máy chủ chuyên dụng Microsoft Windows nếu bạn đang lưu trữ MS SQL Server, Microsoft IIS, hoặc mã ASP.NET. Và Linux sẽ là sự lựa chọn chính xác của bạn nếu bạn sử dụng Ruby on Rails hoặc Apache / PHP / MySQL (LAMP).
Phần cứng
Nhìn lại danh sách phần mềm mà máy chủ sẽ chạy. Các yêu cầu về phần cứng sẽ được xây dựng dựa trên chúng.
Viết ra danh sách tất cả các ứng dụng bạn dự định chạy cũng như tài nguyên hệ thống cần sử dụng bao nhiêu, và chọn một máy chủ sẽ đáp ứng được việc sử dụng của bạn ít nhất trong 12 tháng tới.
- Ngân sách của bạn
Xem xét các câu hỏi sau khi nói đến chi phí:
Bạn cần bao nhiêu băng thông và giá hàng tháng của nó?
Phí setup máy chủ là bao nhiêu?
Nếu bạn không sử dụng mã nguồn mở, chi phí giấy phép phần mềm sẽ là bao nhiêu?
Chi phí cho việc nâng cấp là bao nhiêu?
Bạn sẽ cần những kế hoạch quản lý hoặc dịch vụ nào khác?
Bạn cũng nên quan tâm về các chi phí bảo mật và bảo vệ máy chủ của mình.
Cài đặt Website của bạn
Một khi máy chủ của bạn đã sẵn sàng, tiếp theo bạn cần cài đặt Website của mình lên đó. Phần này bạn có thể nhờ bên nhà cung cấp hướng dẫn hoặc nếu bạn đang sử dụng gói quản trị, họ sẽ giúp bạn thực hiện nó một cách nhanh chóng theo yêu cầu của bạn.
Nếu bạn có bất kì câu hỏi gì về việc lưu trữ trên máy chủ, hãy để lại ở phần bình luận cho chúng tôi nhé!